Lịch sử Nitơ

Nitơ (tiếng Latinh: nitrum, tiếng Hy Lạp: Nitron có nghĩa là "sinh ra sôđa", "nguồn gốc", "tạo thành") về hình thức được coi là được Daniel Rutherford phát hiện năm 1772, ông gọi nó là không khí độc hại hay không khí cố định.[25][26] Có điều này là do một phần của không khí không hỗ trợ sự cháy đã được các nhà hóa học biết đến vào cuối thế kỷ XVIII. Nitơ cũng được Carl Wilhelm Scheele, Henry CavendishJoseph Priestley nghiên cứu vào cùng khoảng thời gian đó, là những người nói đến nó như là không khí đã cháy hay không khí phlogiston. Khí nitơ là trơ đến mức Antoine Lavoisier coi nó như là azote vào năm 1789, có nghĩa là không có sự sống[27]; thuật ngữ này đã trở thành tên gọi trong tiếng Pháp để chỉ "nitơ" và sau đó đã lan rộng sang nhiều thứ tiếng khác. Năm 1790, Jean Antoine Chaptal đặt ra tên gọi nitrogen để chỉ nitơ.

Các hợp chất của nitơ đã được biết tới từ thời Trung cổ. Các nhà giả kim thuật đã biết axít nitric (HNO3) như là aqua fortis (tức nước khắc đồng). Hỗn hợp của axít nitric và axít clohiđríc (HCl) được biết đến dưới tên gọi aqua regia (tức nước cường toan), do nó có khả năng hòa tan cả vàng. Các ứng dụng sớm nhất trong công nghiệp và nông nghiệp của các hợp chất nitơ sử dụng nó trong dạng xanpet (có thể là nitrat natri (NaNO3) hay nitrat kali (KNO3)), chủ yếu làm thuốc súng và sau đó là làm phân bón, và muộn hơn nữa là để làm hóa chất bổ sung. Năm 1910, Lord Rayleigh đã phát hiện rằng việc phóng điện trong khí nitơ tạo ra "nitơ hoạt động", là một thù hình được xem là đơn nguyên tử. "đám mây xoáy có ánh sáng vàng rực rỡ" được tạo ra bởi bộ máy của ông phản ứng với thủy ngân để tạo ra chất nổ thủy ngân nitrua.[28]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nitơ http://pubs.nrc-cnrc.gc.ca/rp/rppdf/v03-178.pdf http://box27.bluehost.com/~edsanvil/wiki/index.php... http://www.bookrags.com/sciences/sciencehistory/ai... http://www.cartalk.com/content/columns/Archive/199... http://www.findarticles.com/p/articles/mi_m1200/is... http://books.google.com/?id=6eF4AfEwF4YC&pg=PA338 http://books.google.com/?id=TuMa5lAa3RAC&pg=PA508 http://books.google.com/?id=qmZDpnV-sYYC&pg=PA283 http://books.google.com/?id=yS_m3PrVbpgC&pg=PR15 http://auto.howstuffworks.com/question594.htm